TIẾN SỸ HOWARD GARDNER
23/04/2014
HOWARD GARDNER - CHA ĐẺ THUYẾT TRÍ THÔNG MINH ĐA DẠNG
“Chúng ta thường rơi vào lối mòn khi nghĩ rằng cách duy nhất để tìm hiểu cái gì đó là đọc sách giáo khoa hoặc nghe một bài thuyết trình về nó. Và cách duy nhất cho thấy rằng chúng ta đã hiểu về một vấn đề là trả lời được các câu hỏi kiểm tra. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn vô nghĩa. Tất cả mọi thứ đều có thể được giảng dạy bằng nhiều cách.”
Howard Gardner – 1997
Tiểu Sử
Howard Gardner sinh ngày 11 tháng 7 năm 1943 ở Scraton, Pennylvania. Ông đã hoàn thành giáo dục sau trung học của mình tại đại học Harvard, lấy bằng đại học năm 1965 và bằng tiến sĩ năm 1971.
Ban đầu, ông dự định sẽ học luật. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhà phân tâm học nổi tiếng Erik Erikson, ông đã bắt đầu chuyển sang nghiên cứu về trí thông minh của con người.
“Ý định của tôi thực sự được củng cố thêm khi tôi bước chân vào Harvard và có cơ hội nghiên cứu giống như nhà phân tâm học Erik Erikson, nhà xã hội học David Riesman và nhận thức tâm lý học Jerome Bruner . Điều nay góp phần thúc đẩy để tôi nghiên cứu thêm về bản chất con người, đặc biệt là cách mà họ suy nghĩ.”
Sự nghiệp
Sau khi dành thời gian làm việc với hai nhóm khác nhau: Trẻ em bình thường và có năng khiếu, người lớn nhưng có vấn đề về trí não, Gardner đã bắt đầu phát triển một lý thuyết để tổng hợp lý thuyết và khảo sát của mình. Năm 1983, ông nêu ra lý thuyết về “Trí thông minh đa dạng”.
Theo lý thuyết này, người ta có rất nhiều cách khác nhau để học tập. Không giống như cách truyền thống, trí thông minh là duy nhất và chỉ tập trung vào một, Gardner tin rằng mọi người có nhiều cách khác nhau để suy nghĩ và học tập. Ông đã xác định và mô tả được tám loại khác nhau của trí thông minh:
- Thông minh ngôn ngữ
- Thông minh logic – toán học
- Thông minh thể chất
- Thông minh về không gian
- Thông minh về giao tiếp xã hội
- Thông minh nội tâm
- Thông minh âm nhạc
- Thông minh về tự nhiên
Ngoài ra, ông cũng đề xuất việc bổ sung của một loại thứ 9 mà ông gọi là “Thông minh sinh tồn”.
Lý thuyết của Howard có thể có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực giáo dục. Trong môi trường này, lý thuyết đa trí tuệ được chú ý và sử dụng khá nhiều, ông đã gợi ý, mở cửa cho các nghiên cứu sâu hơn và hướng mọi người đến những suy nghĩ đa dạng khi nhắc đến trí thông minh.